You are here

Theo thông báo của Ban tổ chức, nhóm sinh viên SISLAB gồm 4 sinh viên gồm Hồ Huy Hùng, Nguyễn Xuân Thuận, Nguyễn Văn Thuật, Nguyễn Văn Dũng khóa K59 đã được chọn tham gia Vòng Chung kết Cuộc thi Thiết kế điện tử quốc tế lần thứ 21 (the 21th LSI Contest) tại Okinawa, Nhật Bản vào ngày 09/03/2018.

Từ trái sang phải ảnh: Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Xuân Thuận, Nguyễn Văn Dũng, Hồ Huy Hùng (SISLAB team) 

Đây là cuộc thi thiết kế điện tử được tổ chức thường niên với sự tham gia của nhiều nước châu Á do Trường Đại học Kỹ thuật Ryukyusvà Viện công nghệ Kyushu (KyuTech) đăng cai tổ chức. Cuộc thi cũng được bảo trợ bởi Hiệp hội kỹ sư Công nghệ thông tin, Điện tử và Truyền thông Nhật Bản (IEICE), hãng Synopsys, Báo Công nghiệp thiết bị điện tử (Electronic Device Industry News), công ty Gigafirm, công ty AnalogDevices, Hiệp hội công nghiệp Okinawa.

Cuộc thi được tổ chức với mục tiêu tạo môi trường cho các đội thiết kế trao đổi kiến thức và khơi dậy niềm đam mê của các bạn sinh viên trong lĩnh vực thiết kế điện tử, đặc biệt là thiết kế các mạch tích hợp cỡ lớn (LSI). Mỗi năm, một chủ đề nổi bật sẽ được lựa chọn để các đội tuyển tham gia thi tài. Năm 2018, chủ đề của cuộc thi là thiết kế phần cứng về “Mạng Neuron” (Neural Network). Tại vòng sơ loại, hơn 100 dự án thiết kế khác nhau đến từ các nhóm sinh viên, học viên cao học của trường đại học kỹ thuật của các quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore… được gửi đến cuộc thi.Khoảng 10 đội có thiết kế thông minh và sáng tạo được chọn tham gia Vòng Chung khảo tại Okinawa để bảo vệ dự án của mình trước hội đồng giám khảo. Đội giành chiến thắng sẽ nhận được giải thưởng của Ban tổ chức và Hiệp hội kỹ sư Công nghệ thông tin, Điện tử và Truyền thông Nhật Bản.

Nhóm sinh viên SISLAB, Trường Đại học Công nghệ là một trong 10 đội được Ban tổ chức lựa chọn và tài trợ kinh phí sang Nhật Bản báo cáo trước hội đồng giám khảo quốc tế.Tại báo cáo này, nhóm sinh viên SISLAB trình bày thiết kế mạng Neuron với ý tưởng về sự tích hợp với phương pháp tính toán ngẫu nhiên (Stochastic Computing) và các kỹ thuật tính toán xấp xỉ. Những tối ưu trong thiết kế này cho phép giảm kích thước phần cứng lên đến 20% so với kiến trúc tham chiếu mà cuộc thi cung cấp. Kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Phòng thí nghiệm trọng điểm Hệ thống tích hợp thông minh. Đây là lần thứ 2, sinh viên Trường Đại học Công nghệ lọt vào Vòng chung kết cuộc thi LSI Design Contest (lần thứ nhất vào năm 2015).

AttachmentSize
Image icon UET LSI_team.jpg1.06 MB
Undefined
Vietnamese dynamic contents: 

Nhóm sinh viên SISLAB, Trường ĐHCN lọt vào Vòng chung kết cuộc thi Thiết kế điện tử lần thứ 21