Hội nghị quốc tế IEEE lần thứ 12 về Hệ thống trên chip nhúng đa lõi xử lý và Trí tuệ nhân tạo (MCSoC 2018)

Undefined

    Ngày 12/09, tại Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) diễn ra Lễ khai mạc “Hội nghị Khoa học Quốc tế IEEE lần thứ 12 về Hệ thống trên chip nhúng đa lõi xử lý và Trí tuệ nhân tạo” (MCSoC).

    Tham dự hội nghị có TS. Vũ Tuấn Anh – Phó Trưởng ban Khoa học Công nghệ (ĐHQGHN), GS. Ryuichi Oka – Hiệu trưởng trường Đại học Aizu (Nhật Bản). Về phía Trường ĐHCN có PGS.TS. Chử Đức Trình- Phó Hiệu trưởng. Hội nghị có sự tham sự của hơn 130 nhà khoa học, nghiên cứu viên, và các chuyên gia tập đoàn công nghệ từ trong vào ngoài nước.

      Hội nghị MCSoC được tổ chức lần đầu vào 2004 tại Đại học Aizu, Nhật Bản và trở thành một sự kiện khoa học lớn tầm cỡ quốc về cho cộng đồng các nhà nghiên cứu và công ty trong lĩnh vực hệ thống nhúng đa lõi xử lý.

Hội nghị thu hút được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quốc tế tham gia

Vietnamese dynamic contents: 

ĐÀO TẠO TIẾN SỸ HƯỚNG TỚI CHUẨN MỰC QUỐC TẾ

Vietnamese

Đào tạo tiến sỹ là bậc đào tạo cao nhất trong hệ thống giáo dục đại học. Ở bậc đào tạo này, người học (NCS) không phải lên lớp nhiều mà chủ yếu là tập trung làm nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Chính vì thế, các yếu tố như môi trường nghiên cứu, công bố quốc tế, hợp tác quốc tế trong đào tạo là rất quan trọng. Bài báo này sẽ trình bày các khía cạnh trên trong điều kiện cụ thể ở Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).

Trường ĐHCN tạo ra môi trường tiếp cận chuẩn mực quốc tế trong đào tạo tiến sỹ. Nghiên cứu sinh (NCS) tham gia vào nhóm nghiên cứu của giảng viên (GV), qua đó tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Các hoạt động xê-mi-na khoa học được thực hiện thường xuyên với sự tham gia tích cực của NCS nhằm tăng cường trao đổi và chia sẻ tri thức. Bên cạnh đó, NCS được hỗ trợ kinh phí tham dự hội thảo quốc gia, quốc tế, kinh phí xuất bản từ nhiều nguồn khác nhau: đề tài khoa học của GV, các nguồn hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ công bố khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nafosted), ... Bên cạnh nhiệm vụ chính là nghiên cứu, NCS cũng tích cực tham gia vào hoạt động đào tạo như trợ giảng, giảng dạy thực hành, ... Qua các hoạt động này, nguồn lực cho đào tạo của Nhà trường được tăng cường cũng như củng cố sự gắn kết giữa NCS và đơn vị đào tạo.

Vietnamese dynamic contents: 

Pages

Subscribe to VNU Key Laboratory for Smart Integrated Systems RSS