You are here

NCS Bùi Duy Hiếu bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại Cộng hòa Pháp

Vietnamese

Ngày 17/1/2019, NCS Bùi Duy Hiếu đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại Minatec, thành phố Grenoble, Cộng hòa Pháp với đề tài nghiên cứu "An Innovative Lighweight Cryptography System for the Internet-of-Things" với sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Xuân Tú (Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN) và HDR Edith Beigné (CEA-Leti, Minatec, Cộng hòa Pháp).

Hội đồng chấm luận án đã đánh giá cao các kết quả đạt được của nghiên cứu sinh, cả khía cạnh học thuật và công nghệ. Đặc biệt là trong quá trình làm luận án, NCS đã thiết kế và chế tạo thành công vi mạch thử nghiệm và có 2 công trình công bố trên tạp chí khoa học uy tín (IEEE TVLSI; JOLPE). Sau quá trình thảo luận nghiêm túc, hội đồng đã thống nhất đề nghị cấp bằng tiến sỹ của Đại học Bách khoa Grenoble cho NCS Bùi Duy Hiếu.

Chúc mừng tân tiến sỹ BÙI Duy Hiếu ! 

NCS Bùi Duy Hiếu trình bày kết quả nghiên cứu.

Vietnamese dynamic contents: 

SISLAB organizes FIRST IOTA: The 2018 FIRST Workshop on IoT devices for Agriculture: from chip design to applications

English

By 2025, the Internet of Things (IoT) connections will reach 100 billion and have more than $11 trillion impact on world economies. The Asia Pacific region captured around 58.3% of the IoT revenue in 2014. IoT has an incredibly wide range of applications such as agriculture, environmental monitoring, e-health, intelligent transportation systems, military, and industrial plant monitoring. In the framework of FIRST Talent project, the Key Laboratory for Smart Integrated Systems (SISLAB) at VNU University of Engineering and Technology in collaboration with Davis Millimeter Wave Research Center (DMRC) at UC Davis and School of Electrical and Data Engineering at University of Technology Sydney organize the 2018 FIRST Workshop on IoT Devices: from chip design to applications (FIRST IOTA). The event will open a great opportunity to the community to discuss and exchange the knowledges and experiences in developing IoT devices and applications.

More information about the workshop can be found at: http://sis.uet.vnu.edu.vn/iota2018/

Vietnamese dynamic contents: 

SISLAB tổ chức Hội thảo về Thiết bị IoT trong nông nghiệp và thành phố thông minh

Vietnamese

Trong khuôn khổ dự án FIRST, Phòng thí nghiệm trọng điểm Hệ thống tích hợp thông minh (SISLAB), Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN được FIRST tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học "Phát triển bộ phát tín hiệu băng kép cho thiết bị IoT ứng dụng trong nông nghiệp" - thuộc hợp phần FIRST Talent. Nhiệm vụ có sự hỗ trợ từ nhóm nghiên cứu của Giáo sư Phạm Huỳnh Anh Vũ, Đại học UC Davis, Hoa Kỳ , Tiến sỹ Arvind Keerti, hãng Qualcomm và Giáo sư Yang Yang, Đại học Công nghệ Sydney, Úc.

Vietnamese dynamic contents: 

SISLAB trình bày 2 báo cáo tại Hội nghị NICS 2018, Tp Hồ Chí Minh

Vietnamese

Hội nghị NICS 2018 (The 5th NAFOSTED Conference on Information and Computer Science) được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh trong hai ngày 23 và 34 tháng 12 năm 2018. Năm nay, hội nghị NICS do Trường Đại học Tôn Đức Thắng đăng cai tổ chức.

Phòng thí nghiệm trọng điểm Hệ thống tích hợp thông minh (SISLAB) có hai bài báo được chấp nhận trình bày và đăng kỷ yếu của hội nghị (sau đó được đăng lên IEEExplore).

Vietnamese dynamic contents: 

Two (2) students from SISLAB go to Indonesia to participate SEACAS Hackathon

Undefined

A group of two students from VNU Key Laboratory for Smart Integrated Systems (SISLAB) have been selected to participate the 2018 IEEE SEACAS Hackathon at The Institut Teknologi Nasional (ITENAS) Campus, n Bangdung, Indonesia. 

The IEEE SEACAS Hackathon will be held in 3 days from December 23 to December 26, 2018. 

 

Vietnamese dynamic contents: 

Hội nghị quốc tế IEEE lần thứ 12 về Hệ thống trên chip nhúng đa lõi xử lý và Trí tuệ nhân tạo (MCSoC 2018)

Undefined

    Ngày 12/09, tại Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) diễn ra Lễ khai mạc “Hội nghị Khoa học Quốc tế IEEE lần thứ 12 về Hệ thống trên chip nhúng đa lõi xử lý và Trí tuệ nhân tạo” (MCSoC).

    Tham dự hội nghị có TS. Vũ Tuấn Anh – Phó Trưởng ban Khoa học Công nghệ (ĐHQGHN), GS. Ryuichi Oka – Hiệu trưởng trường Đại học Aizu (Nhật Bản). Về phía Trường ĐHCN có PGS.TS. Chử Đức Trình- Phó Hiệu trưởng. Hội nghị có sự tham sự của hơn 130 nhà khoa học, nghiên cứu viên, và các chuyên gia tập đoàn công nghệ từ trong vào ngoài nước.

      Hội nghị MCSoC được tổ chức lần đầu vào 2004 tại Đại học Aizu, Nhật Bản và trở thành một sự kiện khoa học lớn tầm cỡ quốc về cho cộng đồng các nhà nghiên cứu và công ty trong lĩnh vực hệ thống nhúng đa lõi xử lý.

Hội nghị thu hút được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quốc tế tham gia

Vietnamese dynamic contents: 

ĐÀO TẠO TIẾN SỸ HƯỚNG TỚI CHUẨN MỰC QUỐC TẾ

Vietnamese

Đào tạo tiến sỹ là bậc đào tạo cao nhất trong hệ thống giáo dục đại học. Ở bậc đào tạo này, người học (NCS) không phải lên lớp nhiều mà chủ yếu là tập trung làm nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Chính vì thế, các yếu tố như môi trường nghiên cứu, công bố quốc tế, hợp tác quốc tế trong đào tạo là rất quan trọng. Bài báo này sẽ trình bày các khía cạnh trên trong điều kiện cụ thể ở Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).

Trường ĐHCN tạo ra môi trường tiếp cận chuẩn mực quốc tế trong đào tạo tiến sỹ. Nghiên cứu sinh (NCS) tham gia vào nhóm nghiên cứu của giảng viên (GV), qua đó tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Các hoạt động xê-mi-na khoa học được thực hiện thường xuyên với sự tham gia tích cực của NCS nhằm tăng cường trao đổi và chia sẻ tri thức. Bên cạnh đó, NCS được hỗ trợ kinh phí tham dự hội thảo quốc gia, quốc tế, kinh phí xuất bản từ nhiều nguồn khác nhau: đề tài khoa học của GV, các nguồn hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ công bố khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nafosted), ... Bên cạnh nhiệm vụ chính là nghiên cứu, NCS cũng tích cực tham gia vào hoạt động đào tạo như trợ giảng, giảng dạy thực hành, ... Qua các hoạt động này, nguồn lực cho đào tạo của Nhà trường được tăng cường cũng như củng cố sự gắn kết giữa NCS và đơn vị đào tạo.

Vietnamese dynamic contents: 

Hội nghị khoa học quốc tế IEEE lần thứ 12 về Hệ thống trên chip đa lõi và trí tuệ nhân tạo (MCSoC 2018)

Undefined

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Thông tin chung về MCSoC 2018

  • Tên tiếng Anh: IEEE 12th International Symposium on Embedded Multicore/Many-core Systems-on-Chip (MCSoC 2018)
  • Tên tiếng Việt: “Hội nghị Khoa học Quốc tế IEEE lần thứ 12 về Hệ thống trên chip nhúng đa lõi xử lý và Trí tuệ nhân tạo”
  • Hội nghị MCSoC được tổ chức lần đầu vào 2004 tại Đại học Aizu, Nhật Bản và trở thành một sự kiện khoa học lớn tầm cỡ quốc về cho cồng đồng các nhà nghiên cứu và công ty trong lĩnh vực hệ thống nhúng đa lõi xử lý.
  • Trong các năm trước hội nghị MCSoC được tổ chức: 2017: Seoul; Hàn Quốc; 2016: Lyon, Pháp; 2015: Turin, Ý; 2014: Aizu-Wakamatsu, Nhật Bản; 2013: Tokyo, Nhật Bản; 2012: Aizu-Wakamatsu, Nhật Bản; 2010: San Diego, Hoa Kỳ; 2009: Vienna, Áo; 2007: Xian, Trung Quốc; 2006: Yogyakarta, Indonesia; 2004: Tokyo, Nhật Bản.

Vietnamese dynamic contents: 

SISLAB thụ hưởng khoản tài trợ dành cho các chuyên gia nước ngoài về khoa học công nghệ (Dự án FIRST)

Undefined

Ngày 20/8/2018, được sự đồng ý của Bộ Khoa học và Công nghệ và Ngân hàng Thế giới, Ban Quản lý Dự án Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ (gọi tắt là Dự án FIRST) và Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN đã ký thỏa thuận khoản tài trợ dành cho các chuyên gia giỏi nước ngoài về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (Hợp phần 1A) đối với nhiệm vụ do Phòng thí nghiệm trọng điểm Hệ thống tích hợp thông minh (SISLAB) đề xuất.

Với đề xuất nghiên cứu “Phát triển bộ phát tín hiệu băng kép cho thiết bị IoT ứng dụng trong nông nghiệp”, Phòng thí nghiệm trọng điểm Hệ thống tích hợp thông minh đã hợp tác với GS. Phạm Huỳnh Anh Vũ, Trung tâm Nghiên cứu Sóng siêu cao tần tại Đại học UC Davis, bang California, Hoa Kỳ - một trong những trung tâm nghiên cứu nổi tiếng tại Hoa Kỳ trong lĩnh vực thiết kế RFIC và MMIC với mục tiêu nghiên cứu thiết kế các lõi IP cho vi mạch thu phát tín hiệu băng kép cho các thiết bị IoT. Ngoài ra, nhiệm vụ khoa học này còn có sự tham gia của các chuyên gia đến từ Qualcom (TS. Arvind Keerti) và các nhà khoa học đến từ Đại học Công nghệ Sydney, Úc (thông qua Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu và Đổi mới Công nghệ - JTIRC).

Vietnamese dynamic contents: 

Sinh viên Đại học UEC, Nhật Bản thực tập tại SISLAB

Undefined

Ngày 14 tháng 8 năm 2018, Phòng thí nghiệm trọng điểm Hệ thống tích hợp thông minh (SISLAB) đã đón hai sinh viên Trường Đại học Điện tử - Truyền thông Tokyo (University of Electro-Communications - UEC), Nhật Bản đến thực tập tại Phòng thí nghiệm.

Yuichiro Mori và Kazuki Tsuduike là hai sinh viên đang theo học chương trình cao học tại Trường Đại học Điện tử - Truyền thông và làm việc tại Phòng thí nghiệm Thiết kế LSI của UEC. Trong thời gian thực tập tại SISLAB, cả hai sinh viên sẽ nghiên cứu và phát triển một ứng dụng nhận biết và giám sát các đối tượng chuyển động thông qua hệ thống camera trên cơ sở sử dụng bộ phát triển Xilinx Artix-7 FPGA. Đây là bộ kit phát triển có hiệu suất hệ thống cao, cung cấp khả năng tiền thiết kế (thiết kế mẫu) nhanh cho các ứng dụng đắt tiền, có tính năng thiết kế tham khảo hướng mục tiêu cho phép khả năng kết nối nối tiếp hiệu suất cao và giao tiếp bộ nhớ tiên tiến. 

Vietnamese dynamic contents: 

Pages

Tin tức & Sự kiện

Subscribe to Tin tức & Sự kiện