You are here

Trường Đại học Công nghệ làm việc với Công ty SDS và hãng Synopsys

Undefined

Ngày 27 tháng 1 năm 2011, trường Đại học Công nghệ đã tiếp và làm việc với Công ty SDS (eSilicon) và hãng Synopsys liên quan đến hợp tác đào tạo và triển khai nghiên cứu khoa học về lĩnh vực thiết kế IC. Tiếp đoàn có PGS.TS. Nguyễn Ngọc Bình - hiệu trưởng nhà trường, lãnh đạo khoa Điện tử - Viễn thông và phòng thí nghiệm mục tiêu Hệ thống tích hợp thông minh.

Vietnamese dynamic contents: 

Xê-mi-na: "Xây dựng các hệ thống nhúng tin cậy từ các thành phần không tin cậy - những thách thức về thiết kế và kiểm tra"

Vietnamese

Ngày 16/8/2010, tại trường Đại học Công nghệ, nhận lời mời của Phòng thí nghiệm mục tiêu Hệ thống tích hợp thông minh, Giáo sư Zebo Peng - Đại học Linköping, Thuỵ Điển đã đến thăm trường Đại học Công nghệ, Phòng thí nghiệm SIS và trình bày xê-mi-na khoa học với tiêu đề "Xây dựng các hệ thống nhúng tin cậy từ các thành phần không tin cậy - những thách thức về thiết kế và kiểm tra" (tiếng Anh: Building Reliable Embedded Systems with Unreliable Conponents - the Design and Test Challenges).  Đây là một trong những vấn đề đang giành được nhiều quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới trong lĩnh vực thiết kế các hệ thống điện tử nhúng (bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm) cho các ứng dụng đòi hỏi sự độ tin cậy cao.

Nội dung báo cáo đã thu hút sự quan tâm của nhiều giảng viên, nghiên cứu sinh và học viên cao học đang thực hiện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin và điện tử - viễn thông.

Phòng thí nghiệm SIS xin giới thiệu tóm tắt nội dung trình bày và tiểu sử của Giáo sư Zebo Peng (bằng tiếng Anh) dưới đây.

Vietnamese dynamic contents: 

Đoàn chuyên gia Toshiba-Semiconductor đến thăm và làm việc tại PTN SIS

Vietnamese

Đoàn chuyên gia Toshiba-Semiconductor

Ngày 26/7/2010, với sự giới thiệu của Bộ Khoa học và Công nghệ, Đoàn chuyên gia của hãng Toshiba-Semiconductor (Nhật Bản) đã đến thăm và làm việc với Phòng thí nghiệm mục tiêu Hệ thống tích hợp thông minh (PTN SIS), trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nội dung làm việc chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu về triển vọng và các giải pháp phát triển nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế vi mạch và công nghệ bán dẫn. Thông qua các trao đổi, hai bên bày tỏ mong muốn sẽ sớm thiết lập được các hợp tác nghiên cứu khoa học liên quan đến thiết kế vi mạch tích hợp và công nghệ bán dẫn. Được biết, hãng Toshiba-Semiconductor đang có dự định đầu tư vào thị trường Việt Nam. Trước đó, hãng Toshiba (Software) cũng đã làm việc với trường Đại học Công nghệ và hai bên đã thành lập một phòng thí nghiệm R&D chung đặt tại khuôn viên trường Đại học Công nghệ (Toshiba-UET joint laboratory).

Vietnamese dynamic contents: 

Tiếp tục đào tạo sử dụng các công cụ hỗ trợ thiết kế của Synopsys (DC và ICC)

Vietnamese

Tiếp tục thực hiện thoả thuận hợp tác đào tạo và nghiên cứu đã ký kết giữa Hãng Synopsys và Trường Đại học Công nghệ, từ ngày 15/3 đến ngày 19/3/2010, tại Phòng thí nghiệm mục tiêu Hệ thống tích hợp thông minh (SIS Lab) Hãng Synopsys đã cử chuyên gia đào tạo cán bộ và sinh viên nhà trường sử dụng các công cụ hỗ trợ thiết kế vi mạch tích hợp - công đoạn Back-End. Đợt đào tạo 5 ngày này tập trung vào các công cụ tổng hợp phần cứng và thực thi layout (Design Compiler và IC Compiler).

Vietnamese dynamic contents: 

Phần mềm hữu ích

Vietnamese

Trong quá trình làm việc, nghiên cứu khoa học, bạn có thể cần đến những công cụ tin học hữu ích như xử lý hình ảnh, quay/chụp màn hình, xử lý văn bản... Những phần mềm hữu ích liệt kê ở trang này có thể giúp bạn đẩy nhanh tiến độ công việc.

Phần mềm ghi lại màn hình miễn phí (Free Screen Recorder)

Đây là một phần mềm ghi lại màn hình thông minh, tin cậy và dễ dàng sử dụng. Bạn có thể sử dụng phần mền này để chụp lại các hoạt động trên màn hình máy tính và ghi lại các âm thanh dưới dạng tệp tin AVI. Nếu bạn di con trỏ trên màn hình, mở một chương trình mới, gõ một vài đoạn văn bản, nhấp chuột, hay chọn các menu, phần mềm FSR sẽ ghi lại tất cả các hoạt động này, thập chí cả âm thanh thu được từ micrô.

Static contents: 
Vietnamese dynamic contents: 

Triển khai công cụ thiết kế chip của Synopsys

Vietnamese

Thực hiện thoả thuận hợp tác giữa Hãng Synopsys và Trường Đại học Công nghệ ký ngày 19 tháng 10 năm 2009, hôm nay ngày 1/12/2009 tại Trường Đại học Công nghệ các chuyên gia của hãng Synopsys đã cùng với cán bộ Phòng thí nghiệm mục tiêu Hệ thống tích hợp thông minh (PTN SIS) triển khai cài đặt các công cụ hỗ trợ thiết kế chip.

Vietnamese dynamic contents: 

Tuyển sinh viên làm thực tập NCKH, khoá luận tốt nghiệp

Vietnamese

Nhóm nghiên cứu về Thiết kế mạch tích hợp (VSD Group), Phòng thí nghiệm mục tiêu Hệ thống tích hợp thông minh (PTN SIS), thông báo tuyển sinh viên K51, K52 làm thực tập nghiên cứu khoa học, khoá luận tốt nghiệp tại phòng thí nghiệm trong năm học 2009-2010 với các tiêu chí sau đây:

  • Định hướng nghiên cứu: Lập trình thiết kế chip có độ tích hợp cao VLSI (FPGA/ASIC) cho một số ứng dụng đa phương tiện (mã hoá / giải mã tín hiệu video / hình ảnh).
  • Số lượng tuyển: 03 sinh viên K51, 05 sinh viên K52.

1. Điều kiện cần

- Nắm vững kiến thức về: thiết kế điện tử số, kiến trúc máy tính.

- Có kỹ năng lập trình khá với một trong các ngôn ngữ sau: C/C++, VHDL.

- Có điểm trung bình năm học 2008-2009: đạt loại Khá trở lên.

- Có khả năng đọc tài liệu tiếng Anh.

- Có tinh thần làm việc nghiêm túc.

Vietnamese dynamic contents: 

Trường Đại học Công nghệ và Hãng Synopsys ký thoả thuận hợp tác

Vietnamese

Ngày 16/10/2009, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ và Hãng Synopsys đã ký thoả thuận hợp tác đào tạo và triển khai nghiên cứu trong lĩnh vực thiết kế chip (VLSI design). Theo đó, Hãng Synopsys đồng ý hỗ trợ công cụ thiết kế chip và đào tạo đội ngũ cho Phòng thí nghiệm Hệ thống tích hợp thông minh - một trong hai phòng thí nghiệm mục tiêu của Trường Đại học Công nghệ - bắt đầu từ tháng 11/2010. Hãng Synopsys là một trong 3 hãng cung cấp công cụ và các giải pháp thiết kế chip hàng đầu thế giới.

Vietnamese dynamic contents: 

CEA-LETI, MINATEC và ĐHQGHN hợp tác trong nghiên cứu

Vietnamese

GS.TS Nguyễn Hữu Đức làm việc với ngài Jean-Charles GuibertNgày 3/6/2009, GS.TS Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc ĐHQGHN đã tiếp và làm việc với ngài Jean-Charles Guibert - Giám đốc Bình ổn vật giá của CEA (Ủy ban năng lượng nguyên tử Pháp), đồng thời là Giám đốc MINATEC (Cộng hòa Pháp).

Tham dự buổi tiếp có đại diện lãnh đạo một số ban chức năng thuộc ĐHQGHN và lãnh đạo Trường Đại học Công nghệ.

GS.TS Nguyễn Hữu Đức và ngài Jean-Charles Guibert đã trao đổi cởi mở về một số lĩnh vực mà cả ĐHQGHN và MINATEC cùng quan tâm và có khả năng hợp tác trong tương lai. Thời gian tới, hai bên cam kết sẽ cùng phối hợp nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, đặc biệt là thiết kế chip, công nghệ Nano, và công nghệ ứng dụng; tổ chức các chương trình đào tạo cán bộ, trao đổi học viên cao học và nghiên cứu sinh...

Trước đó, ngài Jean-Charles Guibert đã ghé thăm Phòng thí nghiệm Công nghệ Micro-Nano và Phòng thí nghệm Hệ thống tích hợp thông minh, hai phòng thí nghiệm mục tiêu của Trường Đại học Công nghệ.

Vietnamese dynamic contents: 

Hợp tác nghiên cứu và đào tạo về thiết kế chíp

Vietnamese

ICDREC-SYNOPSYS-AMCC-Coltech meetingLà nội dung chính của buổi làm việc giữa Trường Công nghệ - ĐHQGHN với Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo về thiết kế vi mạch (ICDREC - ĐHQG TP.HCM), các hãng sản xuất vi mạch SYNOPSYS và AMCC vào ngày 6/5/2009.

Tại buổi làm việc, GS.TS Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc ĐHQGHN nhấn mạnh, việc thực hiện triển khai hợp tác này thể hiện sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa ĐHQGHN và ĐHQG TP.HCM, trong đó, hướng tới có chung những sản phẩm nghiên cứu tiêu biểu với khả năng ứng dụng cao.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình, Hiệu trưởng Trường ĐHCN cho biết, việc triển khai hợp tác được đề xuất trong cuộc họp giao ban giữa hai ĐHQG vừa qua. Cả hai ĐHQG đã đạt sự đồng thuận tiến tới thúc đẩy hợp tác thiết kế vi mạch (thiết kế chip) phục vụ cho các ứng dụng đa phương tiện.

Trong buổi làm việc, các bên đều nhấn mạnh phải coi trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu và triển khai phục vụ cho việc phát triển ngành công nghiệp vi điện tử, vốn đang là những lĩnh vực mũi nhọn trọng điểm trong việc phát triển nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Đức... và đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam vừa có tên trong bản đồ công nghiệp điện tử thế giới kể từ năm 2008 (theo EETimes). Theo TS.Trần Xuân Tú - Phó Trưởng phòng Phòng thí nghiệm mục tiêu Hệ thống tích hợp thông minh, Trường ĐHCN - về cơ bản, hợp tác này một mặt sẽ cung cấp các công cụ, tài liệu và môi trường phục vụ công tác đào tạo nhân lực, mặt khác sẽ hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học về thiết kế vi mạch tại hai ĐHQG, tạo tiền đề cho việc xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh về vi điện tử tại Việt Nam.

Vietnamese dynamic contents: 

Pages

Tin tức & Sự kiện

Subscribe to Tin tức & Sự kiện